LẤY MẪU HOT-WET VÀ COLD-DRY

LẤY MẪU HOT-WET VÀ COLD-DRY

Hiện nay, dưới tác động của khí thải của quá trình sản xuất, môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến chất lượng cuộc sống của con người giảm xuống trầm trọng. Việc giám sát khí thải của các nhà máy ra môi trường là vô cùng quan trọng trong quản lý nhà nước.

Tại Việt Nam, theo Quy định ban hành tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP đã quy định các đối tượng doanh nghiệp và ngành nghề cùng công suất phải lắp đặt (Chi tiết xem lại Phụ lục I, nghị định 40/2019/NĐ-CP). Các doanh nghiệp đã hoạt động cần phải lắp đặt trạm quan trắc khí thải tự động, liên tục trước ngày 31/12/2020. Đồng thời Nghị Quyết 129 của Chính phủ hiện nay cho gia hạn lắp đặt quan trắc khí thải tự động trước ngày 31/12/2021. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, trạm quan trắc khí thải tự động, liên tục cần phải lắp đặt ngay trong thời gian vận hành thử nghiệm. Các thông số chính cần phải quan trắc liên tục bao gồm: Nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, bụi, áp suất, CO, SO2, NOx và O2 dư. Ngoài ra một số ngành nghề đặc thù sẽ phải lắp đặt thêm : HF, HCL, NH3…

Hiện nay, thị trường cung cấp Hệ thống quan trắc khí thải online (CEMS) có rất nhiều các sản phẩm khác nhau ( theo các công nghệ khác nhau) của các hãng và giá cả cũng khác nhau. Vì vậy các doanh nghiệp cần có những đánh giá, nhận xét để lựa chọn chính xác thiết bị nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất.

HOT-WET
HỆ THỐNG CEMS

Vì tất các cột khói đều khá cao, nhà đặt máy phân tích cũng thường xa chân cột khói. Vì thế để khí mẫu tới được máy phân tích mà vẫn giữ được nguyên bản so với khí thải ra từ ống khói thì việc lấy khí thải và dẫn khí thải rất quan trọng.

Dựa và phương thức lấy mẫu và dẫn mẫu, người ta chia làm hai loại cơ bản như sau và hệ thống phân tích cũng đi theo công nghệ tương ứng:

 

  1. Phương pháp đo và lấy mẫu.

  • Phương pháp Nóng ẩm (Hot wet)

Với Phương pháp này, dòng khí sẽ được lấy mẫu trực tiếp trên ống khói và được gia nhiệt lên 160-180 oC , sau đó được dẫn mẫu về máy phân tích. Nhiệt độ vào máy phân tích cũng đạt ngưỡng nhiệt nóng từ 160-180 oC . Tại sao lại sử dụng phương pháp này? Bởi vì nếu giảm nhiệt độ xuống các khí có tính axits, kiềm sẽ bị ngưng tụ lại gây sai số cho phương pháp đo như HCL, HF, NH3… Phương pháp Nóng ẩm hiện nay chủ yếu sử dụng công nghệ FTIR, NDIR công nghệ này cho phép đo các khí CO, NO, NO2, SO2, Oxi, HCL, HF, NH3…

  • Phương pháp Lạnh khô (Cold dry)

Với Phương pháp này, dòng khí sẽ được lấy mẫu trực tiếp trên ống khói và được gia nhiệt lên 120-130 oC, sau đó qua các bộ phận lọc khí, ngưng tụ hơi nước và làm lạnh dòng khí xuống từ 4-40 0C trước khi vào máy phân tích. Đối với phương pháp này chủ yếu hiện nay đang sử dụng công nghệ NDIR, NDUV. Công nghệ này cho phép đo các khí CO, NO, NO2, SO2, O2.

    1. SO SÁNH HOT-WET / COLD-DRY

    Chỉ Tiêu COLD DRY HOT WET
    Hệ Thống 1/ Đầu dò lấy mẫu khí có bộ lọc được gia nhiệt

    2/ Vận chuyển mẫu qua ống lấy mẫu có gia nhiệt

    3./ Làm khô mẫu bằng cách sử dụng

    bộ làm mát khí hiệu suất cao.

    4./ Phân tích ở trạng thái mẫu khô

    Máy phân tích.

    1/ Đầu dò lấy mẫu khí có gia nhiệt

    bộ lọc.

    2/ Vận chuyển mẫu qua ống lấy mẫu có gia nhiệt

    3. …….

     

    4. Phân tích mẫu ỡ trạng thái nóng

    Ưu điểm 1/Nhiều loại khí

    2/ Đo lường theo mô-đun

    3/ Có thể tự động hiệu chuẩn

    4/ Chỉ thích hợp cho một số khí thải

    5/ Giá thành đầu tư thấp

    1/ Nhiều khí

    2/ Đo lường theo mô-đun

    3/ Có thể tự động hiệu chuẩn

    4/ Thích hợp cho mọi loại khí thải

    5/ Chi phí bảo trì thấp

    Nhược điểm 1/ Không thích hợp cho các khí hòa tan trong nước như

    NH3, HCl, HF, v.v.

    2/ Mất SO2 trong quá trình làm khô

    3/ Khí axit bị hấp thụ với nước tạo ra axit lỏng , dễ làm hỏng hóc, ăn mòn các chi tiết của hệ thống

    4/Chi phí bảo trì cao

     

    Giá thành đầu tư cao

    Bàn Luận:

    Bằng bản phân tích Ưu/Nhược trên đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy là Cold Dry có nhiều nhược điểm hơn Hot-wet.

    Khi làm lạnh khí mẫu và tách nước , thứ nhất có thể làm mất đi các yếu tố khí thải có tính hấp thục nước nên làm ảnh hưởng tới kết quả phân tích cuối cùng.

    Thứ hai, việc khí axit hấp thu vào nước tạo ra axit mạnh và lỏng có thể ăn mòn các chi tiết kim loại. Dẫn đến chi phí bảo trì về sau rất cao.

    Vì Hot-wet phù hợp với mọi loại khí thải nên do đó rất dễ chọn lựa hệ thống.
    Chi phí bảo trì của hệ Hot-Wet cũng thấp hơn rất nhiều so với Cold-Dry.

    Ngược lại, cần phải đánh giá thành phần khí thải cẩn trọng trước khi chọn cold-dry nếu không nhà đầu tư có thể  phải trả giá khá đắt cho việc lựa chọn sai giải pháp/hệ thống.

  1. Lời kết.

    Wili Co Ltd rất mong rằng chúng ta cùng chung tay bảo vệ môi trường , bắt đầu bằng việc đầu tư các hệ thống giám sát khí thải liên tục (CEMS).
    Chúng tôi hi vọng bài viết này sẽ giúp nhà đầu tư lựa chọn được hệ thống và công nghệ phân tích phù hợp.
    Tuy nhiên, dù có chọn giải pháp Hot-wet hay Cold-Dry thì việc dẫn khí từ đầu lấy mẫu về máy phân tích vẫn cần phải được gia nhiệt lên tới nhiệt độ từ 110C – 180C.
    Với nhiều năm cung cấp Ống lấy mẫu, Wili rất sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ và thiết kế cho khách hàng lựa chọn đúng loại ống lấy mẫu cho những đặc thù của mình.

    Danh Mục Ống Lấy Mẫu Wili